Gà chọi mấy tháng thì lên chuồng và có nên thả chung gà chọi với nhau sau khi lên chuồng không? Đây là thắc mắc của nhiều anh em nuôi gà chọi. Hãy cùng chuyên gia SABONG67 phân tích và giải đáp cụ thể những câu hỏi này nhé, ngoài ra còn có hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà chọi tơ lên chuồng chuẩn nhất được tổng hợp dưới đây.
Gà chọi mấy tháng thì lên chuồng?
Gà chọi khi còn nhỏ được nuôi nhốt chung với nhau để tiết kiệm diện tích cũng như chi phí chăm sóc, tuy nhiên khi gà đã lớn hơn thì cần tách ra riêng để chăm sóc, gọi là lên chuồng. Thông thường gà chọi khoảng 6 tháng tuổi lên chuồng là phù hợp. Thời gian có thể thay đổi do nhiều yếu tố như: Phương pháp chăm sóc, tình trạng sức khỏe, thể chất, diện tích chuồng,…
Người chủ là người cần nắm rõ nhất tình trạng của gà và quyết định cho lên chuồng ở thời điểm hợp lý. Gà lên chuồng càng sớm thì càng nhanh quen, dễ chăm sóc và luyện tập hơn. Đặc biệt ở môi trường nuôi nhốt quá đông, gà chọi dễ bị bệnh và kém kỹ năng đá.
Xem Thêm >>>> Kỹ Thuật Ép Cân Gà Đá Cực Nhanh, An Toàn, Không Mất Sức
Có cần tách riêng gà chọi khi lên chuồng?
Việc tách riêng gà chọi khi lên chuồng là bắt buộc. Đặc biệt khi bạn nuôi gà chọi với mục đích làm chiến kê. Bởi gà chọi là giống gà đá, có bản chất máu chiến, hung bạo, thích đá nhau. Nếu nuôi nhốt chung, chúng sẽ thường xuyên đá nhau, mổ nhau, ăn uống kém. Nuôi nhốt sớm những con gà đực với gà mái sẽ khiến chúng mất dần bản tính hung hăng, chiến đấu kém.
Khi gà chọi càng lớn thì bản năng chiến đấu của chúng càng mạnh. Việc chăm sóc chung sẽ gây thiệt hại rất lớn. Vậy nên cần thiết phải cho gà chọi tách riêng, tốt nhất là ở thời điểm lên chuồng cho gà làm quen sớm.
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi tơ từ 6 tháng – 1 năm
Để có một chú gà chọi khỏe mạnh, chiến đấu tốt thì việc chăm sóc không hề đơn giản. Đặc biệt gà có độ tuổi từ 6 tháng – 1 năm thì ngoài dinh dưỡng sẽ cần nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những yếu tố quan trọng trong nuôi gà chọi khi lên chuồng, giai đoạn 6 tháng – 1 năm.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
- Gà cần được nuôi riêng biệt để theo dõi và chăm sóc tốt hơn.
- Thức ăn chủ yếu bao gồm thịt, cá, lươn, trứng, và hạt đậu tương (đã ngâm nảy mầm).
- Chia thành 4 bữa ăn mỗi ngày với thức ăn đa dạng.
Cắt tai tích và tỉa lông: tỉa lông ở đầu, cổ, nách non, hông, đùi và bụng dưới lườn để tạo điều kiện mát cho gà và hỗ trợ trong các trận đấu.
Xem Thêm >>>> Tất Tần Tật Về Gà Shamo – Gà Chọi Nhật Bản Cực Hiếu Chiến
Luyện tập và xoay xổ: Hạn chế xoay xổ để không gây tổn thương xương cốt của gà còn non. Nên tập vần để giúp gà linh hoạt trong phương thức đánh đòn.
- Vần hơi: Thực hiện việc vần hơi để tăng cường sức khỏe và tìm hiểu cách gà phản ứng khi đối mặt với đòn đánh.
- Dầm cán: Cho gà di chuyển trong sân để tăng cường sức khỏe và làm mát cho gà. Luyện tập gà chạy nhẹ và tăng cường sự linh hoạt.
- Tập chắc gối: Tập cho gà nhảy từ khoảng 20-30cm để củng cố cơ đùi và kỹ thuật nhảy hạ cánh.
Phun rượu & Om gà:
- Sử dụng dung dịch rượu để tăng cường sức khỏe của da gà.
- Xử dụng om gà bằng cách ngâm chân vào dung dịch chứa các dược phẩm.
Quần sương:
- Thả gà vào sân để gặp ánh sáng và tắm sương buổi sớm.
- Giúp gà thư giãn và chuẩn bị tinh thần cho các trận đấu.
Kết luận
Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu gà chọi mấy tháng thì lên chuồng cũng như các kỹ thuật chăm sóc, hy vọng những thông tin trên của SABONG67 sẽ giúp bạn chăm sóc gà chọi lên chuồng hiệu quả, chúc bạn có những chiến kê khỏe mạnh, chiến đấu tốt, thắng ở mọi cuộc chiến.